Tuesday 27 December 2011

Thuỷ trong nhà chú Hoả


Ngày 26.12.2011, 13:52 (GMT+7)

Thuỷ trong nhà chú Hoả

SGTT.VN - Một trong những ngôi nhà ở nổi tiếng nhất Sài Gòn là nhà chú Hoả. Nhiều tài liệu để lại cho thấy ông Hui Bon Hoa – tên đầy đủ của chú Hoả – là một người giàu lên từ giới bình dân, nhưng ngôi nhà của ông lại là một kiệt tác kiến trúc bác học.

Điều đó hoàn toàn khác với cái thông lệ chúng ta thường thấy… Nói không ngoa, chính ông đã tạo nên phong cách chuẩn mực cho nhà ở Sài Gòn trong một thời gian dài, dẫu rằng sau những năm 1930, Art Deco thoái trào.

Nhà được xây vào năm 1920, gồm bốn tầng – một trệt, ba lầu, theo phong cách Art Deco rất hiện đại thời đó, ra đời và thịnh hành tại Paris trong những năm 1920.

Khi du nhập phong cách này vào Việt Nam, người Pháp đã đồng thời xử lý tuyệt hảo các ngôi nhà trước cái nóng của xứ nhiệt đới thời chưa có máy lạnh. Với ngôi nhà của chú Hoả, thì cách xử lý này cũng vậy.

Art Deco vốn là một phong cách dễ bị tẩu hoả nhập ma khi pha trộn các phong cách khác một cách thô thiển. Nhưng ngôi nhà chú Hoả được “chiết trung” tốt các phong cách giữa phương tây và bản địa.

bài: Khởi Thức
ảnh: Trần Việt Đức

Giếng trời như là chiếc máy lạnh sạch thời kỳ này.

Nói “chảnh” một chút, hồi đó tuy chưa có điện nhiều, nhưng ngôi nhà đã bị “ô nhiễm” vì “quá dư” ánh sáng.

Hoa văn trang trí, linh hồn của Art Deco, tạo ra sự mềm mại và thân thiện.

Không gian cầu thang và đèn trời cửa sổ kính lớn. Lối đi giữa các phòng với những hình khối bêtông thanh thoát.

Tự nhiên và ánh sáng tràn tự nhiên vào những “trùng thiềm” rất lớn này. Nó cho người ta cảm giác sống trong hẻm cao cấp, tĩnh lặng, trốn cái ồn của mặt tiền. Hẻm là môi sinh đặc trưng và muôn sắc của người Sài Gòn. Chú Hoả là nhà kinh doanh bất động sản hẳn “giác ngộ” được không gian sống hẻm này của xứ nhiệt đới hơn ai hết.

Chi tiết hoa văn tay vịn cầu thang.

Mặt tiền của ngôi nhà gồm phong cách mái vòm tròn, vòm nhọn, mái cửa vào theo thức bản địa và lối đi hai bên không cho đâm thẳng vào nhà.

Người ta có thế nhìn thấy nét “điệp ốc” theo thức trùng thiềm điệp ốc (hiên liền hiên, mái nhấp nhô san sát) của bộ mái nhà này.

Bancông của ngôi nhà thiếu một cửa đầy trăm này được tận dụng để phô trương các hoa văn của sắt – chất liệu đến giờ vẫn đang còn đương đại.
source

http://sgtt.vn/Kien-truc-doi-song/Chi-tiet/157420/Thuy-trong-nha-chu-Hoa.html

Các hoạ tiết gốm địa phương được đưa vào ngôi nhà đi chung với những hình khối vòm gothique.

Friday 2 December 2011

Một nét duyên quê giữa lòng Đà Lạt


Ngày 22.11.2011, 08:23 (GMT+7)

Một nét duyên quê giữa lòng Đà Lạt

SGTT.VN - Dù đã lên Đà Lạt nhiều lần, nhưng ở thành phố nghỉ dưỡng bậc nhất xứ Đông Dương này có cảm tưởng bao giờ cũng mang những nét mới, những câu chuyện độc đáo thú vị mà mỗi chuyến đi lại là một cảm nhận, một khám phá khác biệt, dễ thấy nhất là trong lĩnh vực kiến trúc.

Đà Lạt vốn nổi bật qua các toà biệt thự bề thế mang đậm phong cách Tây Âu, nhưng diện mạo kiến trúc ấy cũng có những nét chấm phá rất duyên, rất mộc mạc chân quê mà ngôi biệt thự trên đỉnh đồi ngay cửa ngõ vào Đà Lạt là một ví dụ.

Căn nhà gỗ với phong cách truyền thống đan xen với rừng thông cao nguyên.

Xen giữa những tán thông rừng và mảng xanh hoa lá, ngôi biệt thự mới xây được chủ nhân giới thiệu một cách đơn sơ rằng, đấy chính là nét quê của gia đình, một chốn nghỉ dưỡng đẹp như miền cổ tích, toạ lạc ở một vị trí đắc địa trên đỉnh đồi cao, tách biệt hẳn với xô bồ, ồn ào nơi phố thị, nơi có thể trải rộng tầm nhìn ngắm toàn cảnh thành phố mù sương Đà Lạt ở mọi thời khắc trong ngày.

Nét duyên dáng của ngôi nhà chính là phong cách nhà gỗ truyền thống. Sự đồng nhất trong trang trí được thể hiện đậm nét qua việc sử dụng chất liệu gỗ làm chủ đạo trong việc xây dựng từ các hệ khung vì kèo, cột, vách cho tới các chi tiết trang trí nhỏ trong nội thất. Với nội thất được trang trí bằng các gam màu trung tính, hoà cùng nét nâu trầm của gỗ, đem lại nét ấm cúng, xua tan đi cái se lạnh của khí hậu miền cao nguyên.

Cách sắp đặt, bố trí không gian sinh hoạt cũng được điều chỉnh hài hoà kết nối với không gian ngoại thất qua các vách ngăn sử dụng chất liệu kính để lấy sáng tối đa, tạo thành một không gian mở tuy ngăn cách với bên ngoài nhưng vẫn đem lại sự thoải mái, ngồi trong nhà nhưng vẫn thấy như được hoà mình cùng thiên nhiên.

Từ trên cao có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Đà Lạt.

Ngôi biệt thự trên đồi được chăm chút tỉ mỉ bởi các chi tiết trang trí là vô số viên đá cuội ốp dọc theo các vách tường ở ngoại thất theo những đồ hình có chủ ý, tạo thành một điểm nhấn khá độc đáo, một nét duyên thú vị khác. Sự kết hợp giữa hai chất liệu gỗ – đá thô mộc, chân quê được các kiến trúc sư khéo léo phối thành một tổng thể mềm mại bằng những đường nét hài hoà, tôn thêm vẻ đẹp và sự duyên dáng cho từng chi tiết trang trí nội – ngoại thất của ngôi nhà. Nét duyên ấy có gì đó rất gần gũi, quen thuộc, nhưng thật đầy tiện dụng, sang trọng và tinh tế.

Nhớ lại lời đánh giá của KTS Lagisquet, giám đốc nhà quy hoạch đô thị và kiến trúc Đông Dương khi đánh giá Đà Lạt trong tờ trình ngày 8.12.1942 rằng: “Đà Lạt chiếm một vị trí đặc biệt thuận lợi ở Viễn Đông, khí hậu, danh lam thắng cảnh, tiềm năng phát triển làm cho Đà Lạt thành một nơi được ưu đãi, không nơi nào có thể so sánh được…” Cái không thể so sánh ấy vẫn còn thấy rất rõ và cụ thể nhất qua những chốn đi về bình yên, là những ngôi biệt thự mang phong cách bình dị, mộc mạc, tiện dụng và ấm cúng, hoà mình với thiên nhiên như ngôi biệt thự chân quê này mà không dễ gì những vùng đất khác có được.

Thiết kế và thi công:

TRẦN ĐỨC HOMES
Trụ sở chính: Lầu 8, toà nhà Harmony, số 47 – 49 – 51 Phùng Khắc Khoan,
P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM.
ĐT: 08.73000777 – Fax: 08.38223480
Hotline: 08.906000777
Email: sales@tranduchomes.com
website: www.tranduchomes.com


Hệ kết cấu vì kèo, cột, mái giữ nguyên nét truyền thống của ông cha.

Nhà tắm được kết hợp rất hài hoà giữa sỏi, đá, gỗ và kính tạo nên một không gian thư giãn sang trọng.

Vị trí phòng khách trung tâm với khung cửa sổ được mở rộng tối đa, tạo khoảng nhìn phóng tầm mắt ra trung tâm.

Phòng ngủ khách được trang trí đơn giản và mộc mạc với gỗ.

Phòng ngủ chính được trang trí nội thất gỗ
đồng bộ với hoa văn trang trí đơn giản nhưng tinh tế và sang trọng.

Đồ gỗ nội thất hài hoà với tổng thể căn nhà.
source

http://sgtt.vn/Kien-truc-doi-song/nha-dat/155905/Mot-net-duyen-que-giua-long-Da-Lat.html

Wednesday 16 November 2011

Ngôi nhà thanh lịch



SGTT.VN - Nằm trong khu biệt thự trung tâm An Phú (Q.2, TP.HCM), căn biệt thự rộng đến 350m2 này của vợ chồng Krause và Isabelle nằm khuất sau khu vườn cây, có thảm cỏ rộng rãi và một hồ bơi lớn.

Phòng khách chính, một phong cách đồng quê Mỹ thanh lịch.

Họ sống ở khu này đã được hai năm với hai đứa con trai. Chồng Mỹ vợ Pháp. Anh là giám đốc ngân hàng còn Isabelle rất yêu thích hội hoạ, cô là một học trò của hoạ sĩ Helen Klint từ khi gia đình cô chuyển sang Việt Nam.

Ngôi biệt thự này trang trí nội thất theo phong cách truyền thống, lặp lại, đối xứng và các đồ vật ở đây đã trải qua nhiều năm tháng. Ngôi nhà chỉ có một trệt và một lầu, phòng ngủ của các con và hai vợ chồng đều ở cùng tầng. Không gian rất yên tĩnh, sáng sủa với các cửa sổ lớn kiểu Pháp. Ở tầng trệt Isabelle sơn màu đỏ lên một bức tường của căn phòng, tượng trưng cho may mắn và hài hước.

Đồ đạc trong nhà chủ yếu sản xuất tại châu Á vì họ đã sống nhiều năm ở Đài Loan và Thượng Hải. Nhiều mặt hàng trang trí và đồ nội thất trong nhà đến từ Trung Quốc, đặc biệt là đồ cổ. Chúng được pha trộn hài hoà với phong cách hiện đại mà họ đã cố gắng để thực hiện trong không gian sống ở đây.

Thiết kế của những món đồ nội thất này một phần vì hợp phong thuỷ. Đặc tính chung những món đồ họ mang về là mộc mạc, rắn chắc, và còn rất thực dụng.

Các món đồ vật khác trong nhà đến từ Hy Lạp, Syria, Morocco, Nigeria, v.v. Một trong những thú tiêu khiển ưa thích của hai vợ chồng Isabelle là lang thang qua các phòng triển lãm ở Sài Gòn và Hà Nội, tích luỹ qua nhiều năm một số hoạ phẩm của người Việt. Bức tranh ưa thích của họ, một con bò trong phòng khách, do một người anh em họ của Isabelle, hoạ sĩ Pháp Christian Ruiz thực hiện. Hoạ sĩ này có một phòng tranh ở Vence (vùng duyên hải Alpes). Thanh lịch, ấm áp, kết cấu hài hoà, phù hợp với nghề nghiệp là cảm nhận rõ nét nhất về ngôi nhà này.

Bài: Nguyen thai
ảnh: Nadège Simard

Nội thất kiểu Trung hoa kết hợp với gỗ và da.

Sảnh và phòng ăn.

Phòng giải trí, phim ảnh và games cho trẻ con với không khí ấm áp.

Phòng của Quentin với tông xanh và đồ gỗ sáng màu.

Phòng của Michael với sắc màu rực rỡ và đồ gỗ tối màu.

Phòng ngủ chủ nhân.

Khu vườn rộng lớn và hàng hiên chạy quanh nhà.
source
http://sgtt.vn/Kien-truc-doi-song/Chi-tiet/154787/Ngoi-nha-thanh-lich.html